Bánh kẹo truyền thống Tết 2024

Bánh kẹo truyền thống ngày Tết có còn thực sự hấp dẫn? Liệu giới trẻ còn quan tâm đến loại thực phẩm này nữa không? Hãy cùng Sangia tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết sau đây.

 

Bánh kẹo truyền thống có những loại nào?

Ở đất nước nông nghiệp như Việt Nam, ắt hẳn có nhiều loại nông sản để làm bánh kẹo, đồ ăn chơi. Riêng các món ăn ngày Tết cũng phong phú vô cùng. Dưới đây là những món phổ biến nhất, tùy vùng miền sẽ có các món đặc trưng của vùng, ngoài những món này.

 

1. Hạt dưa

Tiếng lách tách vang lên mỗi khi cắn hạt dưa luôn là âm thanh quen thuộc những ngày Tết. Không ai biết từ khi nào mà người dân ta bắt đầu hình thành thói quen ăn hạt dưa, nhưng từ Bắc vào Nam, nhà nào cũng có. Hạt dưa chủ yếu ra lò từ những vườn trồng dưa lấy hạt ở miền Trung. Vào những ngày nắng gắt nhất cũng là thời điểm người ta tập trung thu hoạch để kịp làm hạt dưa bán tết.

Đây là món rất bình dân, phù hợp cho tất cả các gia đình. Màu đỏ của vỏ hạt mang âm hưởng ngày Tết, cái gì cũng đỏ thì mới hên.

 

 

2. Mứt dừa

Mứt dừa thuộc nhóm mứt từ củ quả, đáng lý ra nó cũng được gom vào chung một mục mứt nói chung, nhưng sự phổ biến và được mọi người yêu thích xứng đáng được có một mục riêng.

Mứt dừa làm từ cơm dừa, cùng với đường cát, sên cho ngấm đường đến khi khô ráo là hoàn thành. Có thể thêm màu sắc mình muốn để món mứt trông hấp dẫn hơn. Ngày xưa, người ta thường dùng loại cơm dừa khá già nên ăn cho cảm giác khô, dùng màu công nghiệp và ngọt nhiều. Còn ngày nay, họ chọn loại mứt vừa tới, màu từ củ quả tươi, ngọt nhẹ nên món mứt dừa được lòng mọi người hơn, vẫn là món không thể thiếu dịp Tết. Xứ dừa Bến Tre cũng là nơi phân phối mứt dừa nhiều nhất, đi khắp mọi miền đất nước.

 

 

3. Mứt các loại

Kể đến đây, chúng ta sẽ hình dung ra rất nhiều loại mứt. Đó là mứt gừng, mứt hạt sen, mứt bí xanh, mứt bí đỏ, mứt mãng cầu dai, mứt me… Tại sao có nhiều món mứt như vậy? Có thể hiểu rằng, những loại củ quả đó dễ trồng, được mùa, cộng một công thức đơn giản có thể áp dụng chung để làm mứt. Kết quả là, người ta vừa có thể tận dụng hết rau củ, vừa có món đãi khách, đãi người thân vào dịp Tết.

Thời gian sau này, mứt kiwi, mứt củ sen, mứt chà là, mứt mơ hoặc các loại quả sấy khô càng làm phong phú thêm món ăn vặt ngày Tết.

 

4. Kẹo đậu phộng

Mọi người thường ăn món kẹo này quanh năm, nhưng dịp Tết vẫn không thể quên nó. Kẹo đậu phộng dễ làm và nhiều vùng miền có công thức làm riêng, vừa giống vừa khác. Thành phần cơ bản gồm có: đậu phộng không vỏ, đường, mạch nha, mè. Có khi họ thêm gừng cho thơm dậy mùi thơm hơn nữa.

 

 

Cơ sở cung cấp bánh kẹo truyền thống

Trải dài khắp đất nước, đến mỗi tỉnh thành, không khó để tìm được một thương hiệu sản xuất bánh kẹo truyền thống. Việc sản xuất bánh kẹo truyền thống có thể từ các hộ gia đình, các nhà sản xuất nhỏ hoặc doanh nghiệp lớn. Hiện nay, khi kinh doanh trực tuyến nở rộ, các thương hiệu “nhà làm” đóng góp khá nhiều vào nguồn cung cho thị trường. Đó là tín hiệu đáng mừng để cho thấy có cầu ắt sẽ có cung, người Việt vẫn còn rất chuộng các sản phẩm đặc sản nước nhà. Nhờ nắm bắt thị hiếu, điều chỉnh công thức cho phù hợp với người tiêu dùng trong thời đại mới, mà các cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống vẫn có thể duy trì hoạt động đều đặn.

 

Người tiêu dùng hiện đại

Bánh kẹo truyền thống dịp Tết có vẻ lép vế so với sản phẩm hiện đại nội địa và nhập khẩu. Đó là lẽ đương nhiên khi ngày càng có nhiều sản phẩm mới với bao bì bắt mát, quảng cáo rầm rộ, thu hút. Các loại mứt, kẹo, hạt dành cho ngày Tết vẫn tồn tại, được bày bán theo một thói quen theo năm tháng.

Người lớn tuổi, thế hệ mà đã trải qua một thời gian dài cùng với sự hiện diện của những món bánh kẹo kể trên, trân trọng giá trị và quen với hương vị của chúng. Chính họ cũng đóng vai trò khuyến khích con cháu, lớp trẻ hơn sử dụng bánh kẹo truyền thống ngày Tết.

Thế hệ trẻ hơn có sự đan xen giữa cũ và mới. Nhiều người vẫn tin yêu và thích hương vị truyền thống đó nhưng trong một sự đổi mới thích nghi với thời đại. Ví dụ như một số món cần thêm đường trong quá trình chế biến như các loại mứt, người trẻ sẽ chọn các thương hiệu làm sản phẩm “ít ngọt”, khiến họ bớt lo lắng khi ăn. Hoặc cùng là mứt và kẹo ngày xưa, nhưng được đóng gói xinh xắn, tiện lợi thì tại sao không mua nhỉ?

 

 

Phải làm gì để sản phẩm bánh kẹo truyền thống không bị mai một?

1. Sử dụng các kênh hiện đại giúp tiếp cận người tiêu dùng​

Đây là một giải pháp rất hữu hiệu. Các kênh này có thể là mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến...với độ lan tỏa rộng rãi mà chi phí hợp lý. Có thể tiếp cận các tệp khách hàng đa dạng từ độ tuổi, vùng miền, sở thích.

 

2. Cập nhật và sáng tạo sản phẩm

Nếu không muốn thay đổi hoàn toàn hương vị truyền thống, tại sao chúng ta không sáng tạo thêm các hương vị mới bên cạnh sản phẩm nguyên bản? Một chút biến tấu ở mức độ vừa phải có lẽ sẽ giúp sản phẩm được chú ý nhiều hơn. Qua đó có thể đo lường sự phản hồi của khách hàng và có những chiến lược thông minh cho sản phẩm của mình.

 

3. Mở rộng kênh phân phối

Thay vì chỉ loanh quanh phân phối ở những nơi quen thuộc, hoặc đợi khách hàng tìm đến với mình, hãy chủ động đưa sản phẩm đến những địa chỉ mới hơn, thử nghiệm và xem xét sự phù hợp của sản phẩm với kênh phân phối mới đó.

 

4. Xây dựng thương hiệu

Sản phẩm không nhãn mác, bao bì lạc hậu đang tự khiến mình mất chỗ đứng trong thị trường đầy cạnh tranh. Hãy đầu tư vào bao bì, tên tuổi, sự nhận diện. Hãy học hỏi kinh nghiệm của các thương hiệu nước ngoài, họ rất chỉn chu từ một viên kẹo nhỏ. Các nhà sản xuất bánh kẹo truyền thống của chúng ta đang còn thiếu kinh nghiệm để làm cho thương hiệu của họ dễ nhận biết và gắn kết lâu dài với khách hàng.

Xem thêm: 668+ Bộ Quà tặng Tết giá tốt nhất Xuân Giáp Thìn 2024

 

 

Thông tin liên hệ

Công ty Quà Tặng Doanh Nghiệp SanGia VN

► Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM

► Điện thoại: 0915 039 109 - 0979 992 964 (Zalo)

► Email: CongtySanGiaVN@gmail.com

► Website: https://www.sangia.vn